Cụ thể, kiến nghị của Tập đoàn Tôn Hoa Sen là tăng thuế suất cho mã hàng 7210.41.11, nhóm 7210 (các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng) từ 20% lên 25% do Tập đoàn Hoa Sen đã sản xuất được.
Bên cạnh đó, Tôn Hoa Sen kiến nghị tăng thuế suất nhập khẩu ưu đãi lên bằng mức trần cam kết WTO cho các mặt hàng có mã HS 7211.19.11, 7212.40.10, 7212.50.91, 7212.50.99 từ 0% lên 10% và tăng thuế suất cho mặt hàng có mã HS 7212.40.90 từ 7% lên 10% do Tập đoàn Hoa Sen đã sản xuất được và để đảm bảo nguyên tắc thuế suất của bán thành phẩm không cao hơn thuế suất thành phẩm.
Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, đối với mã hàng 7210.41.11 – sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được mạ hoặc tráng kẽm bằng phương pháp khác, dạng lượn sóng, có hàm lượng carbon dưới 0,6% tính theo trọng lượng, chiều dày không quá 1,2mm có mức thuế suất của hiện hành là 20% do trong nước đã sản xuất được.
Kim ngạch nhập khẩu năm 2015 của mã hàng này đạt 136 ngàn USD, năm 2016 không phát sinh kim ngạch nhập khẩu. Do vậy Bộ Tài chính dự kiến tăng thuế mã hàng 7210.41.11 từ 20% lên 25% để hỗ trợ sản xuất trong nước.
Bộ Tài chính cho biết, dự kiến mức tăng không ảnh hưởng đến số thu ngân sách nhà nước do không phát sinh kim ngạch nhập khẩu.
Trong khi, đối với các mặt hàng có mã HS 7211.19.11, 7212.40.10, 7212.50.91, 7212.50.99,7212.40.90, kim ngạch nhập khẩu năm 2016 của các mã hàng này lần lượt đạt 2,7 triệu USD, 3,3 triệu USD, 373 ngàn USD nhập khẩu chủ yếu từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan.
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của các mã hàng này ATIGA, ACFTA, AJFTA là 0%. Do phần lớn các mã hàng này trong nước đã sản xuất được và được nhập khẩu từ các thị trường đã có thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là 0% nên Bộ Tài chính dự kiến tăng thuế suất các mã hàng 7211.19.13, 7211.19.91, 7212.40.11, 7212.40.91 từ 0% lên 10%, mã hàng 7212.40.12, 7212.40.19, 7212.40.92, 7212.40.99 từ 7% lên 10% nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước.
Bộ Tài chính cho biết, tác động thu ngân sách nhà nước, lấy theo kim ngạch nhập khẩu có thuế năm 2016 làm cơ sở tính thì số thu về thuế nhập khẩu tăng 0,6 triệu USD/năm (6 triệu USD x 0.1 + 373 ngàn USD x 0,03) (tương đương khoảng 13,45 tỷ đồng).
Nguồn tin: Cafebiz
- Giá thép tại Thượng Hải hồi phục sau 5 ngày giảm liên tiếp (29.08.2018)
- Campuchia trở thành thị trường tiêu thụ thép lớn nhất của Việt Nam (28.08.2018)
- Nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam vẫn ở mức cao để đáp ứng nhu cầu trong nước (28.08.2018)
- Nghịch lý nhập- xuất sắt thép tại Việt Nam (24.08.2018)
- Xuất khẩu thép đối mặt với phòng vệ thương mại (24.08.2018)
- Mâu thuẫn trong thị trường xuất và nhập khẩu sắt thép của Việt Nam (23.08.2018)
- Thép Việt “chóng mặt” vì bị kiện (17.08.2018)
- 21.000 tấn tôn Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Mỹ (16.08.2018)