Thép Việt Nam xuất sang EU, nếu vượt hạn ngạch 3% sẽ bị thuế 25%
Để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép tại Việt Nam thoát khỏi mức phạt mà Ủy ban châu Âu (EC) có thể áp dụng, ngày 31-7, Bộ Công thương cho biết đã có thông báo rộng rãi để các doanh nghiệp chủ động theo dõi.
Bộ Công thương vừa cảnh báo thép Việt Nam xuất sang EU, nếu vượt hạn ngạch 3% sẽ bị thuế 25%
Theo đó, EC đưa ra quy định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dưới hình thức hạn ngạch thuế quan đối với 23/28 nhóm sản phẩm thép nhập khẩu, khối lượng nhập khẩu nếu vượt hạn ngạch sẽ phải chịu thêm thuế nhập khẩu bổ sung là 25%.
Việt Nam chỉ có 3 trong 23 sản phẩm bị áp dụng hạn ngạch thuế quan gồm: thép cán nguội hợp kim và không hợp kim; thép tấm mạ kim loại; thép không gỉ cán nguội dạng tấm và thanh. Còn lại 20 sản phẩm EU nhập khẩu từ Việt Nam tạm thời không bị áp dụng hạn ngạch và không phải chịu thuế suất vượt hạn ngạch bổ sung là 25%.
Tuy nhiên, nếu trong thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, nhập khẩu các sản phẩm này từ Việt Nam tăng vượt mức 3%, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ không được loại trừ khi EC quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức (sau ngày 3-2-2019).
Để cảnh báo khả năng xuất khẩu vượt ngưỡng 3% và có nguy cơ bị EU áp dụng biện pháp tự vệ chính thức, Cục Phòng vệ thương mại sẽ công bố số liệu xuất khẩu sang EU để các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng theo dõi để có biện pháp kiềm chế phù hợp.
Nguồn tin: Sài gòn giải phóng
- Để ngành thép giảm bị kiện? (15.09.2018)
- Việt Nam hưởng lợi từ chiến tranh thương mại, GDP đạt mức cao 8 năm (13.09.2018)
- Giá thép trong tháng 9 vẫn giữ ở mức ổn định (13.09.2018)
- 8 tháng đầu năm, nhập khẩu phế liệu sắt thép tăng mạnh (12.09.2018)
- Người Việt chuộng sắt thép phế liệu Nhật, mê mẩn hàng thành phẩm Trung Quốc (11.09.2018)
- Tiêu thụ thép xây dựng tháng 8/2018 giảm do tháng Ngâu (11.09.2018)
- Thế giới gia tăng phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp thép cần kết nối nhiều phía để tự bảo vệ (31.08.2018)
- Ngành thép cần làm gì để đối phó với kiện chống bán phá giá? (31.08.2018)